Nhân Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, xin chúc quý thầy-cô giáo luôn mạnh khỏe, thành đạt, hạnh phúc; luôn xứng đáng là KỸ SƯ TÂM HỒN, là "Tấm gương sáng cho học sinh noi theo"
Vài suy nghĩ về chữ
Thầy qua lời ru của mẹ
Trong kho tàng ca dao-tục ngữ Việt Nam, có những câu được truyền dạy
từ đời này sang đời khác, như khắc sâu trong tâm khảm của người dân Việt và đã
trở thành truyền thống, bản sắc văn hóa qua lời ru của mẹ khi còn ở trong nôi.
Đó vừa là lời răn dạy, vừa là sự tri ân của xã hội đối với công lao to lớn
trong việc giáo dục thế hệ trẻ của người thầy:
"Bồng bồng mẹ
bế con sang
Đò dọc quan cấm, đò
ngang không chèo
Muốn sang thì bắc Cầu Kiều
Muốn con hay chữ
thì yêu lấy thầy"
Lời mẹ ru con, lời ca dao yêu thương, ngậm ngùi, kể lể của
người mẹ bồng con đi dọc bờ sông vắng. Lời mẹ than cùng con, như một lời răn
dạy, nhưng cũng chính là lời than của đời mẹ với giọng nghẹn ngào, uất ức. Muốn
sang sông nhưng: "Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo".
“Muốn sang thì bắc Cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
Người ta có thể
truyền trao kinh nghiệm sống, ứng xử, nhưng để có học thức, có vǎn hoá, có
“chìa khóa” để mở cánh cửa tri thức, cánh cửa cuộc đời thì không thể thiếu được
vai trò của người thầy. Trong mọi thời đại, người thầy đóng vai trò truyền tải
tri thức loài người cho thế hệ đời sau, quyết định chất lượng giáo dục, chất
lượng nguồn nhân lực của đất nước, quyết định sự tồn vong nền văn hóa-giáo dục của
một quốc gia.
“Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”, "Không thầy đố mày làm nên", thậm chí "dốt nát đến đâu, học lâu cũng biết". Muốn thành người, muốn chữ tốt vǎn hay ắt phải tìm đến với thầy. Muốn sang sông phải biết bắc cầu. Muốn học hành thành đạt, phải biết yêu quí sự uyên bác và lòng yêu trẻ của thầy. Người thầy rất xứng đáng được kính yêu vì là người chỉ đường, dẫn lối, giáo dục, giáo dưỡng mình hiểu biết, lao động, biết sống đẹp theo lẽ phải, biết luân thường đạo lý, biết tự khẳng định mình.
Hai câu ca dao liên kết logic với nhau theo quan hệ điều kiện, nhân quả, tác động qua lại biện chứng. Từ "lấy" trong "lấy thầy" của câu ca dao biểu thị định hướng của hành động nhằm mang lại kết quả thiết thực. Tất nhiên, không phải là lấy được, lấy lệ mà là yêu quý tấm lòng cao cả của thầy; càng không phải là lấy lòng, làm cho vừa lòng thầy, nịnh thầy, “chạy” thầy để được điểm cao, bằng cấp.
Từ ngàn xưa, câu ca dao đó đã biến thành lời ru con của bà mẹ Việt Nam nghèo, nhưng luôn đặt cả niềm tin vào vị thế, vai trò của người dạy con mình. Theo quan niệm phong kiến, vị thế người thầy còn cao hơn cha, chỉ sau vua trong quan hệ: “Quân - Sư - Phụ”. Dù cho đời mẹ nghèo khổ, phải làm lụng vất vả đến đâu thì mẹ vẫn hy sinh tất cả cho con ăn học để vượt lên nghèo đói, lạc hậu, dốt nát; để trở thành con người có ích cho đời, cho xã hội; để đời con không lầm than, khổ cực như đời mẹ. Để đạt được điều đó, tất cả đều trông cậy vào người thầy. Muốn vậy, trước hết phải biết ơn người thầy, xem đây là sự khởi đầu về giáo dục đạo đức, đạo lý làm người. “Tôn sư trọng đạo”, “Lương sư vinh quốc”, “hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Đó là triết lý tự nhiên giản đơn của đạo lý mà ai cũng cần phải hiểu.
“Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”, "Không thầy đố mày làm nên", thậm chí "dốt nát đến đâu, học lâu cũng biết". Muốn thành người, muốn chữ tốt vǎn hay ắt phải tìm đến với thầy. Muốn sang sông phải biết bắc cầu. Muốn học hành thành đạt, phải biết yêu quí sự uyên bác và lòng yêu trẻ của thầy. Người thầy rất xứng đáng được kính yêu vì là người chỉ đường, dẫn lối, giáo dục, giáo dưỡng mình hiểu biết, lao động, biết sống đẹp theo lẽ phải, biết luân thường đạo lý, biết tự khẳng định mình.
Hai câu ca dao liên kết logic với nhau theo quan hệ điều kiện, nhân quả, tác động qua lại biện chứng. Từ "lấy" trong "lấy thầy" của câu ca dao biểu thị định hướng của hành động nhằm mang lại kết quả thiết thực. Tất nhiên, không phải là lấy được, lấy lệ mà là yêu quý tấm lòng cao cả của thầy; càng không phải là lấy lòng, làm cho vừa lòng thầy, nịnh thầy, “chạy” thầy để được điểm cao, bằng cấp.
Từ ngàn xưa, câu ca dao đó đã biến thành lời ru con của bà mẹ Việt Nam nghèo, nhưng luôn đặt cả niềm tin vào vị thế, vai trò của người dạy con mình. Theo quan niệm phong kiến, vị thế người thầy còn cao hơn cha, chỉ sau vua trong quan hệ: “Quân - Sư - Phụ”. Dù cho đời mẹ nghèo khổ, phải làm lụng vất vả đến đâu thì mẹ vẫn hy sinh tất cả cho con ăn học để vượt lên nghèo đói, lạc hậu, dốt nát; để trở thành con người có ích cho đời, cho xã hội; để đời con không lầm than, khổ cực như đời mẹ. Để đạt được điều đó, tất cả đều trông cậy vào người thầy. Muốn vậy, trước hết phải biết ơn người thầy, xem đây là sự khởi đầu về giáo dục đạo đức, đạo lý làm người. “Tôn sư trọng đạo”, “Lương sư vinh quốc”, “hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Đó là triết lý tự nhiên giản đơn của đạo lý mà ai cũng cần phải hiểu.
Tuy nhiên, do nhiều
yếu tố, trong xã hội cũng còn một số người thầy chưa xứng đáng với sự tôn vinh
của xã hội. “Con sâu làm rầu nồi canh”. Ta phải biết gạn đục, khơi trong, không
thể để “con sâu“ mà đánh đổ “nồi canh”được.
“Lương sư vinh quốc”. Càng được xã hội tôn vinh, người thầy cũng cần phải thấy rõ trách nhiệm của mình trước thế hệ trẻ, trước trọng trách đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước; là tấm gương sáng để học sinh noi theo và xứng đáng với sự ngưỡng mộ, tôn vinh của xã hội. Người thầy không những chỉ có dạy chữ mà còn dạy người. Vì vậy, người thầy phải yêu nghề, mến trẻ, toàn tâm, toàn ý cho sự nghiệp giáo dục-đào tạo. Hơn ai hết, người thầy phải biết tu dưỡng, rèn luyện, tự học, tự rèn, tự nghiên cứu để truyền dạy tốt cả về tri thức và hun đúc tâm hồn cho thế hệ trẻ. Tất cả vì học sinh thân yêu, vì lương tâm và trách nhiệm của người thầy trước dân tộc, đất nước. Có như vậy, người thầy mới xứng đáng được nhân dân kính trọng, xã hội tôn vinh.
“Lương sư vinh quốc”. Càng được xã hội tôn vinh, người thầy cũng cần phải thấy rõ trách nhiệm của mình trước thế hệ trẻ, trước trọng trách đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước; là tấm gương sáng để học sinh noi theo và xứng đáng với sự ngưỡng mộ, tôn vinh của xã hội. Người thầy không những chỉ có dạy chữ mà còn dạy người. Vì vậy, người thầy phải yêu nghề, mến trẻ, toàn tâm, toàn ý cho sự nghiệp giáo dục-đào tạo. Hơn ai hết, người thầy phải biết tu dưỡng, rèn luyện, tự học, tự rèn, tự nghiên cứu để truyền dạy tốt cả về tri thức và hun đúc tâm hồn cho thế hệ trẻ. Tất cả vì học sinh thân yêu, vì lương tâm và trách nhiệm của người thầy trước dân tộc, đất nước. Có như vậy, người thầy mới xứng đáng được nhân dân kính trọng, xã hội tôn vinh.
Lời ru của mẹ còn mãi
trong ta như lời răn dạy, như lời tri ân tất cả những ai đã hết lòng vì sự
nghiệp giáo dục-đào tạo, vì con người! Cho dù ta đi đâu, đến đâu, dù cho công thành danh toại, những
lời ru đó luôn nhắc ta “Ăn quả nhớ người trồng cây”trong suốt hành trình của
cuộc đời./.
Hiền Lương
Hình ảnh minh họa
Nguồn: Internet
Nguồn: Internet
Nhất định út BD được tem vàng (~_~)
Trả lờiXóahttp://img1.imensagens.com/en/flowers-wishes/158.gif
Eng miềng có phải thầy giáo ko để BD chúc, chúc các bậc thầy cô giáo mọi thế hệ luôn mạnh khỏe, thành đạt trong cuộc sống
Trả lờiXóaChúc eng miềng cuối tuần an lành nhé ! (~_~)
http://d4.violet.vn/uploads/blogs/747728/26.8gif.gif
Cám ơn út BD. Mình khg được vinh hạnh là thầy giáo nhưng cốt cách, tâm hồn thì Nhà giáo của nhân dân. Hihihi... :)). Chúc út luôn vui, khỏe và hạnh phúc nhé.
Trả lờiXóahttp://i1093.photobucket.com/albums/i431/hienluong2/Dau/Tem-V_zpsc48c1173.jpg
http://i1093.photobucket.com/albums/i431/hienluong2/Chuc-mung/ChucmungNG-1_zps75772d33.jpg
Muốn sang thì bắc Cầu Kiều
Trả lờiXóaCon ngoan trò giỏi chỉ đâu riêng thày!
Cảm ơn cha mẹ nghĩa dày
Nuôi con vất vả đêm ngày vì con !
Sang thăm Bạn Hiền, chúc bạn ngày cuối tuần thật an vui và Hạnh phúc!
Đúng vậy. Phải phối kết hợp Nhà trường-Gia đình-Xã hội trong việc giáo dục trẻ bạn ạ. Nhưng trong đó, nhà trường phải làm nòng cốt, Sự tồn tại và phát triển của giáo dục nói chung, chất lượng giáo dục nói riêng do đội ngũ CBGV quyết định. Người thầy là trung tâm của hoạt động GD của nhà trường. Có phải khg bạn?
XóaChúc bạn cuối tuần thật nhiều niềm vui, hạnh phúc nhé
http://i1093.photobucket.com/albums/i431/hienluong2/Hoalan_zpseffe5a45.jpg
Đúng vậy! "Chỉ đâu"...?" thôi HL ạ
XóaCuối tuần thật an vui và Hạnh phúc nha!
Tri thức, tinh thần trách nhiệm , tình yêu thương, lòng yêu nghề, mến trẻ , không ngừng tự học, tự rèn để nâng cao chuyên môn là những phẩm chất không thể thiếu của người Thầy. Phẩm chất " hồng" và " chuyên" phải được thể hiện bằng những việc làm cụ thể. Bên cạnh đó, GD là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân nên sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội luôn là điều cần thiết và rất quan trọng để có thể đạt kết quả tốt nhất trong việc dạy dỗ và GD con người.
Trả lờiXóaBài viết của anh thật chí lý.
Lá qua thăm anh, chúc anh thật nhiều sức khỏe và tràn đầy niềm vui, hạnh phúc bên gia đình thân yêu của mình nhé!
Em tặng anh:
http://4.bp.blogspot.com/-cAE9LVrTXrY/UoKhYdeu7UI/AAAAAAAAEMk/4GGir37gIPs/s640/128.jpg
Cám ơn em về lời khen tặng. Đúng như vậy. Tuy khg phải là nhà giáo, nhưng mình cũng có nhiều suy nghĩ trăn trở đối với GDĐT lắm.
XóaChúc em có nhiều niềm vui trong sự nghiệp của mình
http://i1093.photobucket.com/albums/i431/hienluong2/Chuc-mung/47910860_963_zpsbd8e9f59.gif
Em ghé thăm,đọc bài viết rất tâm huyết,em ủng hộ những suy nghĩ tốt đẹp TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO ,bài viết sâu sắc,đầy tính nhân văn..nhưng em tiếc là trong xh thời nay,còn rất nhiều,nhiều lắm ,các thầy cô đã không vì sự nghiệp VÌ 10 NĂM TRỒNG CÂY,VÌ TRĂM NĂM TRỒNG NGƯỜI,còn chưa xứng đáng với danh hiệu KỸ SƯ TÂM HỒN,thậm chí mắt em thấy,tai em nghe những lời các thầy cô đó VĂNG ra ,nghe mà ớn.Qua bài viết của anh,em hy vọng ai đang trong nghề TRỒNG NGƯỜI ,hãy luôn giữ vững sự THANH TAO trong NHÂN CÁCH NGƯỜI THẦY ,có thế mới DẠY được các em,thế hệ tương lai của đất nước,đúng ko anh ? Chúc anh đêm ngủ ngon,mơ đẹp nhé..anh khỏe chưa ? Em bận bịu quá,nên sang thăm anh muộn.mong anh lượng thứ..:)
Trả lờiXóahttps://lh5.googleusercontent.com/-lnBwTqzn9NE/UdtOk_XPRGI/AAAAAAABG_U/Z4Q9NVQ0WI0/s0-d/753409921_1210967.gif
Cám ơn em đã chia sẻ và đồng cảm về bài viết. Ở đây anh cũng chỉ phân tích trên 4 câu ca dao đó thôi, chưa thể mở rộng vì theo chủ đề mà. Ông cha ta đã dạy: "Nhân vô thập toàn". Người thầy cũng là công dân bình thg như những ng khác. Họ chỉ khác là trọng trách mà XH giao cho và làm sao để xứng đáng với sự tôn vinh đó. Vì vậy, anh muốn nhấn mạnh việc tự học, tự rèn, tu dưỡng phẩm chất, kỷ năng sống, kiến thức và phương pháp truyền dạy. Tất cả những điều đó nếu có tâm huyết với sự nghiệp, toàn tâm, toàn ý, vì hs, coi hs như con, cháu của mình... thì sẽ thực hiện tốt. Khi đã tâm huyết, thương yêu hs thì sẽ là động lực cho sự phấn đấu bản thân người thầy. Hai vấn đề này tác động qua lại, cái này là điều kiện và kết quả của cái kia và ngược lại. Ngoài ra, họ còn phải biết phối kết hợp giữa NT-GĐ-XH trong việc GD. v.v..
XóaRèn luyện là 1 quá trình, học tập suốt đời. Đúng là hiện nay trong đội ngũ CBGV có nhg hiện tượng tiêu cực, đâu đó có nhg ng khg tự trọng, khg ý thức được vai trò, tư cách.nghề nghiệp. Nhg đó là thiểu số, còn đại đa số họ vẫn tâm huyết với nghề, vẫn giữ được phẩm chất, cốt cách nhà giáo, ý thức được tư cách của mình em ạ.
Thôi, nói chuyện này dài lắm, hẹn em bài viết khác nhé. Chúc em vui, khỏe
http://i1093.photobucket.com/albums/i431/hienluong2/Chuc-mung/0163_zps47bf07c9.gif
Cám ơn các bạn! Hôm khai giảng năm học mới Q đã viết tặng HS toàn trường một bài "Hứa hẹn những niềm vui", trong đó có đoạn:
Xóa.... Con của trò xưa nay lại là trò nhỏ
Màu tóc đã đổi cùng nắng gió
Nhưng lòng yêu thương con trẻ mãi còn đầy..."
Không phải các nhà giáo đều xấu đâu HL nhỉ? Hihix...!
Thầy cô nghĩa trọng tình thâm
Trả lờiXóaQua bao năm vẫn âm thầm kính yêu!
"Thầy cô nghĩa trọng tình thâm
Trả lờiXóaQua bao năm vẫn âm thầm kính yêu!" (AT)
Cho dù bóng ngã xế chiều
Con luôn ghi nhớ những điều Mẹ răn
http://i1093.photobucket.com/albums/i431/hienluong2/Chuc-mung/flor_jjy_zps6f1126da.gif
Ngày vui chỉ nói chuyện vui
Trả lờiXóaThầy cô yêu kính suốt đời không quên.
Em ghé thăm anh, chúc anh đêm ấm áp, an lành, HP.
"Trọng thầy mới được làm thầy" em ạ. Cám ơn em đã ghé thăm. Chúc em mọi điều tốt lành nhé
Trả lờiXóaCó lẽ có thể người mong
Trả lờiXóaDòng sông ấy là quê hương miềng
Sông Hiếu hay Thạch Hãn thượng nguồn
Cùng chung 1 dải đất yêu thương đó mà
Cuối tuần vui khỏe eng nha (~_~)
http://tuthucnguyenkhuyen.edu.vn/uploads/fckfinder/nguyenkhuyen/images/Tho/nguoi.jpg
Cám ơn út BD nhé. Chúc cuối tuần vui vẻ
XóaDạo ni ÚT ngoan với Bạn Hiền rùi nhỉ?
XóaEm ghé thăm anh muộn,chúc anh một đêm ngủ ngon,mơ đẹp nhé.Em họa cùng entry mấy vần chia sẻ :
Trả lờiXóaMột đời em mãi không quên
Người Thầy năm ấy vì em hết lòng.
Giúp em,thầy chẳng ngại ngùng
Qua cơn khốn khóc,tấm lòng nghĩa nhân .
Thầy ơi ! Thầy tốt vô ngần
Bao năm muốn gặp mà không thấy THẦY ??
Biết làm sao gặp Thầy đây ?
Em luôn ghi nhớ ơn thầy thâm sâu !!
Phải đâu qua ván rút cầu
Nhờ người tìm họ mà đâu thấy Thầy ?
Nhớ ngày xưa,mắt bống cay
Đã bao ngày tháng xa Thầy....em đi !
Ước ao rồi một ngày kia
Tình cơ gặp được Thầy khi đã già.
Đời em dù lắm can qua
Vẫn luôn ghi nhớ Thầy là Thầy em !!
Kính Tặng Thầy THƯ-chủ nhiệm lớp 10E
Em họa tặng entry bài thơ BIẾT ƠN THẦY !!
http://hinhdongso1.wap.sh/hinhdong2/dongvat/buom/Hinhnenso1.com-hinh-dong-.114.gif
"Một đời em mãi không quên
Trả lờiXóaNgười Thầy năm ấy vì em hết lòng." (SC)
Đưa thuyền - chèo lái qua sông
Biết bao thế hệ chờ mong người Thầy
Yêu nghề - cần mẫn ngày ngày
Yêu người-Thầy vẫn hăng say luyện rèn
Đâu cần một tấm bằng khen
Công thành danh toại,không quên nghĩa tình
http://i1093.photobucket.com/albums/i431/hienluong2/135.jpg